Những kỹ năng giúp bạn lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Đôi khi, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi hóc búa.
Một số nhà tuyển dụng cực kỳ khó chịu, cũng giống như khiêu vũ vậy: bạn cần chọn một người bạn nhảy thật ăn ý, và điều quan trọng là hai người cần có thời gian “tập luyện” nếu thật sự muốn “ăn rơ” với nhau. Một cuộc phỏng vấn thì có phần khó khăn hơn ở chỗ bạn chưa bao giờ gặp “bạn nhảy” của mình trước đây và làm thế nào để không bị khớp trong những cuộc “đối đầu” với nhà tuyển dụng.
Trạng thái không thoải mái sẽ làm cho ứng viên cảm thấy lo lắng nhiều hơn, điều này sẽ khiến cho các ứng viên trả lời không tự nhiên so với những cuộc nói chuyện thông thường, chỉ cần có thế thôi là bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng và điều này dễ dàng khiến bạn “im lặng” cho đến khi mọi thứ được ổn định trở lại. Sự thật là có khỏang 2000 nhà tuyển dụng và các cấp quản lý tuyển dụng muốn mang đến cho các ứng viên nhiều cơ hội thành công hơn trong suốt quá trình tìm việc. Một số mẹo nhỏ nhằm giúp cho các ứng viên đối phó với những câu hỏi khó xơi sẽ được trình bày sau đây nhằm giúp cho các ứng viên có thêm kinh nghiệm để hiểu những nhà tuyển dụng muốn gì và cần gì?
Thể hiện sự nhiệt tình, tự tin
Theo Lynne Sarikas, giám đốc Trung tâm hướng nghiệp MBA của ĐH Northeastern, các ứng viên cần thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm đến vị trí tuyển dụng trong suốt cuộc phỏng vấn. Tình trạng thất nghiệp khiến ứng viên khó lòng vui vẻ được và việc bị đánh trượt ở những cuộc phỏng vấn trước càng làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Tuy nhiên, nếu cứ giữ nguyên cảm giác đó và mang đến buổi phỏng vấn hôm nay, bạn đang tự mình đánh mất đi cơ hội. Liều thuốc cần thiết lúc này là bạn cần tập trung cao độ để thể hiện sự tự tin, nhiệt tình với công việc. “Bạn đang cạnh tranh với nhiều đối thủ đáng gờm, vì thế, cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy giá trị nổi trội của mình” – Sarikas nói.
Mỉm cười
Mỉm cười là một việc không khó, nhưng lại ít người làm điều đó vì họ thường cảm thấy lo lắng trong cuộc phỏng vấn hoặc cố tỏ ra chuyên nghiệp. Không nhiều người biết rằng, nụ cười có thể phá tan bầu không khí căng thẳng trong phòng và giúp bạn khác biệt giữa đám đông nghiêm nghị. Nụ cười cho thấy bạn là một người thân thiện và vui vẻ, đúng là người mà ai cũng muốn làm việc cùng.
Thể hiện đúng năng lực bản thân
Sự phù hợp là điều quan trọng nhất cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Với nhà tuyển dụng, thông thường sẽ có nhiều ứng viên có những kỹ năng khác nhau, tuy nhiên, thách thức với họ là phải tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Trong khi đó, người tìm việc cần xem xét kỹ khả năng, sở thích của bản thân có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không. Vì vậy, trong buổi phỏng vấn, tốt nhất là bạn nên chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy, bạn chính là người phù hợp nhất mà họ đang tìm kiếm.. Hãy sử dụng những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm đã có, cộng với sự tự tin để trả lời câu hỏi một cách sáng suốt, thậm chí có thể đưa ra những câu hỏi thông mình dành cho người phỏng vấn.
Chuẩn bị trước cho những câu hỏi mà người khác không chuẩn bị
Đôi khi, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi hóc búa. Điều này có thể xảy ra khi bạn xin một công việc cấp cao trong một công ty lớn. Lý do mà nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này là nhằm kiểm tra khả năng phản ứng linh hoạt và trí thông minh của bạn. Vì vậy, hãy sẵn sàng đón nhận những câu hỏi kiểu như: “Làm thế nào để biết được ở Australia có bao nhiêu quả bóng golf?” hay “Bạn đã bao giờ có một vị sếp kinh khủng chưa?”
Gây ấn tượng bởi sự mới mẻ
Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn có những ứng viên luôn cập nhật kiến thức, thông tin mới mẻ cũng như kỹ năng làm việc mỗi ngày . Họ thường dị ứng với những người cứ mãi “dậm chân tại chỗ”, không chịu học hỏi, tiếp cận cái mới. Bởi vậy, nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên dành thời gian xem xét các công cụ hỗ trợ trong công việc trước đây và nắm rõ những điểm mới thay đổi. Đây cũng là một cách để chứng tỏ giá trị của bạn. Bạn cũng nên học về các phần mềm vận dụng trong lĩnh vực của mình và khi đối diện nhà tuyển dụng, ít nhất bạn cũng phải nói rõ được tên của những phần mềm ấy. Một cách khác để chứng minh giá trị của mình là kết nối với các cựu đồng nghiệp cũng như các nhà tuyển dụng, nhà quản lý cũ. Bạn cần tạo mạng lưới quan hệ tốt, để có được những lời giới thiệu tuyệt vời nhất về bạn khi nhà tuyển dụng mới muốn tìm hiểu thêm về công việc của bạn trong quá khứ.
Nhấn mạnh việc bạn phù hợp với văn hóa công ty
Bằng cấp là quan trọng, nhưng nhà tuyển dụng chỉ cần tới mức vừa đủ. Bằng cấp quá cao siêu không hẳn đã là ưu thế của bạn. Điều quan trọng hơn là, một khi đã đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn cần khẳng định bản thân phù hợp với văn hóa công ty. Đó là bạn có những niềm tin và giá trị phù hợp với công ty. Đặc biệt, khả năng làm việc theo nhóm là rất quan trọng hiện nay.
Kết thúc một cách mạnh mẽ
Bạn có thể cho rằng cuộc phỏng vấn đã đi tới hồi kết khi người phỏng vấn hỏi bạn có câu hỏi gì để hỏi không. Đây chính là thời điểm để bạn gây ấn tượng với nhà phỏng vấn. Tốt nhất, bạn hãy kể một câu chuyện nào đó. Nhưng bạn cần chuẩn bị trước một câu hỏi để dẫn dắt vào câu chuyện mà bạn định kể. Chẳng hạn, nếu bạn biết công ty này rất linh hoạt trong vấn đề cho nhân viên làm việc từ xa, bạn có thể hỏi: “Ông/bà nghĩ gì về việc nhân việc làm việc ở nhà?”, rồi sau đó kể một câu chuyện mà bạn liên quan tới vấn đề này.
Cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện sự nhiệt tình
Bạn nghĩ việc cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện mong muốn được làm việc cho công ty mà bạn vừa phỏng vấn chỉ là một việc bình thường. Nhưng không hẳn thế. Khi nói lời cảm ơn lời phỏng vấn, đừng chỉ nói “Cảm ơn ông/bà”. Thay vào đó, hãy nói “Cảm ơn ông/bà vì đã dành thời gian quý báu để trao đổi với tôi. Tôi biết là ông bà rất bận” hoặc “Cảm ơn ông/bà vì đã không cười những mục tiêu nghề nghiệp buồn của tôi” hoặc “Cảm ơn ông/bà. Ông/bà đúng là những người phỏng vấn tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp”.
Leave a Reply