Những điều nhà tuyển dụng luôn nghĩ nhưng không nói

Nên nhớ rằng mục tiêu của họ là tìm được một người phù hợp, tránh việc thay thế người vừa khó khăn vừa tốn kém.


1. Anh/cô ấy lúc nào cũng sẽ đến muộn như thế này à?
Nếu bạn vô tình đến muộn trong buổi phỏng vấn cho dù từ trước đến nay bạn có thói quen đúng giờ đến thế nào đi nữa thì vẫn khiến cho các nhà tuyển dụng đặt ra nghi vấn ở bạn về vấn đề thời gian.

Cách khắc phục: Hãy dành một khoảng thời gian gấp đôi so với khoảng thời gian mà bạn nghĩ là cần thiết để đi từ nơi xuất phát tới nơi phỏng vấn. Đến sớm tốt hơn đến muộn, và nhà tuyển dụng sẽ không nảy ra những câu hỏi về độ cam kết của bạn với công việc. Nếu đến sớm, bạn hãy chờ bên ngoài nơi phỏng vấn và tiếp tục tập dượt những câu trả lời đã chuẩn bị từ trước.

2. Anh/cô ấy sẽ ăn mặc như thế này để đến công ty làm việc?
Người ta thường nói “hãy ăn mặc cho công việc mà bạn muốn”, nên nếu bạn xuất hiện trong trạng phục cầu thả với dép lê hoặc váy siêu ngắn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn không đủ chuyên nghiệp cho công việc.

Cách khắc phục: Bạn phải ăn mặc lịch sự khi xuất hiện trước nhà tuyển dụng cho dù bạn mức độ công việc không đòi hỏi bạn ăn mặc quá nghiêm trang.

3. Hồ sơ của anh/cô ấy có trung thực không?
Đừng tỏ ra luống cuống, bối rối khi được nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi, có thể bạn lo lắng quá mà bối rối nhưng họ lại không nghĩ thế. Họ có thể cho rằng bạn đã không trung thực trong hồ sơ. Chính vì thế việc tập dợt những câu hỏi thường gặp liên quan tới công việc và thành tích trước đây của mình sẽ khiến bạn tự tin và ăn nói lưu loát hơn khi trả lời phỏng vấn.

Cách khắc phục: Hãy luôn trung thực trong hồ sơ xin việc, chuẩn bị kỹ lưỡng để đưa ra những thông tin hỗ trợ và cụ thể hóa về bất kỳ điều gì mà nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi cho bạn.

4. Liệu anh/cô ấy có nhảy việc không?
Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về khả năng cam kết của bạn với công ty nếu bạn từng có những quảng thời gian ngắn làm việc tại các công ty cũ, thường là dưới 1 năm. Nên nhớ rằng mục tiêu của họ là tìm được một người phù hợp, tránh việc thay thế người vừa khó khăn vừa tốn kém.

Cách khắc phục: Bạn cần phải nhanh chóng giải thích về những “pha” chuyển việc chóng vánh và trấn an nhà tuyển dụng. Rằng bạn biết mình đang tìm kiếm điều gì trong công việc tiếp theo và có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp trong cuộc phỏng vấn để xác định cơ hội công việc này có phù hợp với những nhu cầu của bạn cũng như những mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn.

5. Anh/cô ấy có “ẩu” trong công việc như thế này không?
Câu hỏi này sẽ xảy ra nếu hồ sơ xin việc của bạn đầy lỗi chính tả và ngữ pháp, thậm chí bạn có thể không được gọi phỏng vấn nếu tính chất công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Cho dù công việc hàng ngày của bạn không liên quan nhiều tới viết lách, nhà tuyển dụng luôn muốn bạn dành sự chú ý cho công việc và có thể nhìn thấy lỗi mà không cần tới cấp trên phải chỉ ra.

Cách khắc phục: Hãy đọc đi đọc lại hồ sơ xin việc trước khi nộp, nhờ người khác đọc giúp bạn. Đây là loại tài liệu mà bạn không nên gửi đi nếu có lỗi. Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sàng lọc ứng viên này, nhà tuyển dụng có thể sẽ không bỏ qua cho lỗi nhỏ nào.

6. Tính cách của anh/cô ấy có phù hợp với công việc hay không?
Bên cạnh các kỹ năng và kinh nghiệm thì tính cách của bạn và “sự phù hợp văn hóa” cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc bạn có phù hợp với công việc hay không. Đây không phải là một vấn đề đơn giản, vì bạn có thể không bao giờ biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì cho hợp với ê-kíp hiện tại của công ty.

Cách khắc phục: Hãy kiềm chế đôi chút nếu bạn là một người có tính cách nói thẳng, nói thật; Hãy cố gắng mạnh dạn lên một chút nếu bạn là người nhút nhát, hay xấu hổ; Đừng để sự lo lắng thái quá làm nổi bật một số khuyết điểm của bản thân

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *