Những dấu hiệu thất bại khi phỏng vấn xin việc
Nếu nghi ngờ, bạn có thể hỏi xem nhà tuyển dụng có ngân sách bao nhiêu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển trước khi đưa ra mức thu nhập mong muốn.
Kết quả của buổi phỏng vấn rất quan trọng đối với Ứng viên, trong đó ngôn ngữ cử chỉ là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong quyết định tuyển chọn ứng viên. Ngược lại, qua đó, ứng viên cũng có thể đoán biết nhà tuyển dụng có hứng thú với mình hay không, hãy chú ý các tình tiết về ngôn ngữ, cử chỉ trong buổi phỏng vấn.
Dưới đây là 10 tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn có nguy cơ rơi vào thất bại và lời khuyên giúp bạn xoay chuyển tình thế:
1. Bạn hòi nhà phỏng vấn đến khi nào thì bạn có thể liên lạc lại với họ, và nhà phỏng vấn nói: “Đừng gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gọi cho anh/chị”
Câu nói nhà của nhà phỏng vấn có thể hiểu theo hai hướng. Thứ nhất, chính sách của công ty này là họ sẽ trực tiếp gọi cho ứng viên sau cuộc phỏng vấn. Thứ hai, có thể họ không hứng thú với việc tuyển bạn. Tuy nhiên, thay vì vội vã đi đến kết luận, hãy hỏi về quy trình của công ty trong việc liên lạc với các ứng viên đã được phỏng vấn. Tiếp đó, hãy hỏi xem quy trình tuyển dụng của công ty đã đi đến đâu và thời điểm nào bạn sẽ được biết về kết quả của mình, cho dù kết quả đó là tốt hay xấu.
2. Nhà phỏng vấn tựa lưng vào ghế và nhìn ra cửa sổ
Đây là ngôn ngữ cơ thể của một người nghe không cảm thấy hứng thú. Nhà phỏng vấn có thể đang mất hứng với cuộc hội thoại với bạn, nhưng cũng có thể ông/bà ấy mất tập trung vì những nguyên nhân khác.
Lời khuyên dành cho bạn ở đây là hãy thử sử dụng tên của nhà phỏng vấn và hỏi một câu hỏi cụ thể, liên quan tới công việc để lôi kéo ông/bà ấy chú ý trở lại. Nếu cách này không hiệu quả, bạn có thể hỏi xem ông/bà ấy đang cảm thấy như thế nào về cuộc phỏng vấn. Đây là một động thái “dũng cảm”, nhưng việc lãng phí thời gian của bạn cũng như của nhà phỏng vấn đều chẳng ích gì. Câu hỏi này của bạn chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng trả lời ngay, và thậm chí đem đến cho bạn một cơ hội xoay chuyển tình thế của cuộc phỏng vấn.
3. Bạn cố gắng kể một câu chuyện cười, nhưng chẳng có ai cười
Khiếu hài hước được mọi người nhìn nhận theo những cách khác nhau. Bởi vậy, sử dụng khiếu hài hước trong một cuộc phỏng vấn có thể rất nguy hiểm. Thông thường, sẽ là khôn ngoan nếu bạn không tìm cách kể những câu chuyện đùa ở giai đoạn đầu hoặc trong suốt cuộc hội thoại. Còn nếu bạn vẫn muốn kể, hãy cân nhắc kỹ về vị trí ứng tuyển cũng như tính cách của người phỏng vấn bạn.
4. Bất chấp những nỗ lực của bạn, nhà phỏng vấn vẫn tiếp tục nhìn vào màn hình máy tính của ông/bà ấy
Người phỏng vấn bạn có thể còn bận rất nhiều việc khác. Bạn hy vọng họ dành toàn bộ sự chú ý cho mình, nhưng có thể họ có những việc khẩn cấp phải xử lý. Trong trường hợp này, tương tự như trường hợp số 2 đã nêu ở trên, hãy dùng tên của người phỏng vấn khi bạn đặt một câu hỏi để lôi kéo sự chú ý của họ trở lại. Nếu người phỏng vấn tiếp tục nhìn đăm đăm vào màn hình máy tính, bạn có thể hỏi liệu ông/bà ấy muốn tổ chức lại cuộc phỏng vấn vào một thời gian thích hợp hơn
5. Nhà phỏng vấn nói suốt cuộc phỏng vấn, còn bạn thì chẳng đưa ra câu hỏi nào
Sẽ là rất tốt nếu vào cuối cuộc phỏng vấn kiểu “độc thoại” trong đó người phỏng vấn là người duy nhất nói, ông/bà ấy hỏi bạn có câu hỏi nào cần hỏi hay không. Hãy chuẩn bị sẵn sàng một số câu hỏi từ trước để đưa ra. Và bạn sẽ không có thời gian để đưa ra mọi câu hỏi mình có, hãy hỏi trước xem liệu bạn có thể hỏi một hay nhiều câu hỏi. Nếu chỉ được hỏi một câu, hãy hỏi câu mà bạn cho là quan trọng nhất.
6. Nhà phỏng vấn dùng tay ra hiệu cho bạn nói nhanh hơn
Khi trả lời một câu hỏi phỏng vấn, hãy nhớ rằng nhà phỏng vấn chỉ có một giới hạn chú ý nhất định. Tốt nhất, hãy giữ câu trả lời của bạn trong thời gian dưới hai phút, nếu không bạn sẽ để mất sự chú ý của người phỏng vấn. Nếu trong suốt cuộc phỏng vấn, nhà phỏng vấn liên tục dùng tay ra hiệu cho bạn nói nhanh hơn, rất có thể đó là tín hiệu cho thấy ông/bà ấy đã mất kiên nhẫn với bạn. Nhưng thay vì tăng tốc độ nói, bạn hãy dừng lại và hỏi nhà phỏng vấn xem liệu có đúng là ông/bà ấy có đang muốn bạn nói nhanh hơn hay không. Nhà tuyển dụng có thể nói cho bạn biết rằng câu trả lời của bạn thiếu xúc tích, và việc bạn cần làm tiếp theo là trả lời ngắn gọn hơn.
7. Khi bạn được hỏi có muốn hỏi câu gì không, bạn nhanh chóng trả lời là “không”
Trước cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để hỏi. Điều này thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc. Tốt nhất là đưa ra câu hỏi ngay trong cuộc phỏng vấn khi có cơ hội thay vì chờ cho tới cuối cuộc phỏng vấn mới hỏi. Cách này sẽ giúp cuộc phỏng vấn mang tính hội thoại hơn. Nếu cần thiết, hãy viết các câu hỏi ra giấy và rà lại khi cần. Cách này tốt hơn nhiều so với việc bạn chẳng hỏi câu gì
8. Nhà phỏng vấn hỏi về những kỹ năng bạn không có, mà đây lại là những kỹ năng cần thiết cho công việc
Nếu bạn có cảm giác như mình đang được phỏng vấn về một công việc không phải là công việc mà bạn đã nộp đơn xin, hãy nói điều gì đó với người phỏng vấn. Có thể họ đang có sự nhầm lẫn và cần phải có sự đính chính lại ở đây. Cũng có thể nội dung của công việc đã có sự thay đổi. Nhưng thay vì dò đoán, hãy nhắc lại công việc mà bạn nghĩ là mình đang được phỏng vấn, đồng thời hỏi xem vì sao những kỹ năng đó lại quan trọng đối với công việc này.
9. Nhà phỏng vấn đảo mắt khi bạn nói về mức lương đề nghị
Chỉ có một số ít công ty đưa ra mức lương cho các vị trí cần tuyển, khiến các ứng viên rất khó xác định đưa ra mức lương đề nghị thế nào là phù hợp. Vì vậy, ngay từ trước cuộc phỏng vấn, hãy nỗ lực tìm hiểu xem mức lương hợp lý đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển ở các công ty tương tự là như thế nào. Nếu nghi ngờ, bạn có thể hỏi xem nhà tuyển dụng có ngân sách bao nhiêu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển trước khi đưa ra mức thu nhập mong muốn.
10. Vừa phỏng vấn được 15 phút, nhà phỏng vấn đứng dậy và cảm ơn bạn đã dành thời gian tới phỏng vấn
Rất đơn giản, đây là một tín hiệu cho thấy bạn không phải là một ứng viên cừ khôi. Trước khi ra về, hãy thử hỏi một câu: “Điều này có nghĩa là ông/bà sẽ không gọi tới tới cuộc phỏng vấn thứ hai phải không?
Leave a Reply