Bí quyết để trở thành nhà đàm phán lương thành công

Lưu ý, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nêu rõ mức lương hiện tại hay mức lương cũ, nên tránh trả lời câu này.

Những trường hợp cần cân nhắc kỹ càng

Nói đến tiền lương quá sớm
Sẽ chẳng để làm gì khi bạn tốn thời gian và công sức thương lượng mức lương nếu bạn không được chọn cho vị trí làm việc. Nếu bạn nghĩ rằng bạn phải biết rõ về các điều khoản lương thưởng dự kiến trước khi đầu tư thời gian và công sức để đạt được vị trí công việc, bạn sẽ có nguy cơ bị hụt mất cơ hội tốt vì một nguyên nhân không đâu. Bạn nên biết rằng đa số nhân viên luôn luôn có cơ hội để thương lượng lương nếu họ thực sự muốn việc đó.

Việc thương lượng mức lương là điều cuối cùng được đề cập đến trong quá trình tìm việc. Đa số nhà tuyển dụng thường có thói quen hỏi các ứng cử viên, ngay đầu buổi phỏng vấn, rằng bạn muốn mức lương khởi điểm như thế nào. Đôi khi, họ còn làm việc đó trước cả buổi phỏng vấn theo các mẫu khai chuẩn. Bạn không nên trả lời câu hỏi này. Giả dụ, bạn hãy nói rằng bạn chỉ thích tranh luận về vấn đề này trong giai đoạn đầu thử việc, khi bạn đang đảm trách các mục tiêu và nhiệm vụ của vị trí làm việc.

Nếu người phỏng vấn xác định rõ với bạn rằng việc thông báo mức lương dự kiến là một điều kiện tiên quyết nếu muốn tiếp tục câu chuyện, thì bạn hãy nêu lên một mức lương tương đối (nhiều hơn hay ít hơn 30%). Trước khi đề cập đến nó, hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn sẽ nói ra 2 con số và bạn sẽ giảm mức chênh lệch khi bạn biết chi tiết về vị trí.

Những điều cần biết:
+ Trách nhiệm, quyền hạn trong công việc
+ Khía cạnh thứ bậc
+ Khả năng thăng tiến
+ Khả năng được đào tạo.
Lưu ý, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nêu rõ mức lương hiện tại hay mức lương cũ, nên tránh trả lời câu này.

Nếu mức lương dự kiến quá cao?
Mức lương dự kiến quá cao đôi khi ngăn cản bạn tìm hiểu các khả năng lí thú của vị trí làm việc. Nó cũng có thể trừng phạt bạn, bằng cách khiến bạn bị nhận định như một người chỉ làm việc vì tiền. Trong tất cả mọi trường hợp, đừng quên nhấn mạnh lợi ích mà vị trí đó mang lại cho bạn (nếu phù hợp).

Để biết được mình đang ở đâu và để làm nền tảng cho mức lương dự kiến mới, bạn hãy thực hiện một nghiên cứu nhỏ về thị trường bằng việc sử dụng:
+ Internet
+ Các cuộc thăm dò đăng trên các tạp chí
+ Hay đơn giản nhất là hỏi đồng nghiệp đang giữ một vị trí tương tự như bạn. Khi bạn tiếp cận chủ đề, hãy đi thẳng vào mục đích, đừng nên tránh né.

Hãy cố định mức lương thực tế cho công việc mà bạn mong muốn. Sau đó, hãy để tài năng chứng minh cho mức lương đó, nhắm đến mức lương cao nhất và thậm chí hơn thế nữa, nếu bạn cảm thấy có thể làm được điều đó.

Khi mức lương đề nghị quá thấp
Phản ứng ngay lập tức của đa số ứng cử viên khi được đề nghị mức lương thấp hơn so với mức mình mong muốn là bỏ cuộc và thỉnh thoảng bất lịch sự hơn, họ tự đề nghị mức lương cho bản thân. Đó đích xác là những gì mà bạn không nên làm.

Trước khi bỏ qua một đề nghị tuyển dụng vì mức lương quá thấp, bạn hãy nhớ rằng vị trí đó:
+ Công việc này có thể mang lại cho bạn kiến thức mới và nâng cao một số năng khiếu của bạn. Trong trường hợp này, bạn cũng có thể dùng lí lẽ để biện minh, chấp nhận làm việc 1 hay 2 năm cho vị trí đó.

+ Có thể là một bàn đạp đặc biệt giúp bạn, sau vài tháng, sẽ được thăng tiến và/hay chuyển vị trí sang công việc mà bạn mơ ước.

Nếu nhà tuyển dụng đề nghị bạn một mức lương thấp, hãy cố gắng thương lượng đến khi nào bạn thấy còn có thể.
Có 2 trường hợp được đặt ra:

+ Hãy làm cho nhà tuyển dụng hiểu rõ rằng bạn đã chấp nhận vị trí với một mức lương thấp hơn nhiều so với những gì bạn dự trù và một khi có cơ hội thăng tiến, họ sẽ nhớ tới bạn.

+ Nếu mức lương quá thấp và bạn không thể chấp nhận vị trí này, bạn hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn rất lấy làm tiếc phải từ chối lời đề nghị. Nói với họ rằng, trừ khi họ đề nghị một điều gì khác với bạn, nếu không bạn không thể nhận lời đề nghị vì lương thưởng không đủ để bạn trang trải cuộc sống hàng tháng.

Hãy nhắc lại sự quan tâm của bạn dành cho vị trí đó (nếu phù hợp) và bỏ ngõ cánh cửa. Hãy làm cho người phỏng vấn phải quay trở lại bàn chuyện với bạn cùng với một lời đề nghị mới. Đôi khi người đối diện nhận ra, sau khi đã gặp gỡ những ứng cử viên khác, rằng bạn thực sự là người mà họ cần và mức lương mà họ đề nghị thực sự quá thấp: họ sẽ biết cách nâng lên để lôi kéo bạn chấp nhận vị trí làm việc.

Thương lượng mức lương trong khủng hoảng kinh tế
Khi tình trạng kinh tế đặc biệt không thuận lợi và bạn đã phải trải qua một giai đoạn rất dài “chờ việc”, hoàn toàn dễ hiểu khi bạn không mong muốn thương lượng mức lương. Các tờ báo mà bạn đọc hàng ngày nhắc đi nhắc lại rằng có rất ít công việc, các vị trí có thể đạt được không nhiều và những người hiếm hoi được đề nghị công việc thì nên chấp nhận ngay không bàn cãi nhiều. Chúng ta biết rằng điều đó thực ra không hẳn như thế.

Quả thật ngày nay, theo quy tắc chung, xã hội không còn có thể trả lương và mang lại nhiều cơ hội cho nhân viên như cách đây vài năm. Tuy nhiên, luôn có quy chuẩn cho một cuộc đàm phán.

Trước khi mở đầu bất kì cuộc thương lượng nào, mục đích đầu tiên của bạn sẽ là xác định được bảng lương cho vị trí công việc mà bạn mong muốn thông qua rất nhiều cuộc thăm dò. Bạn sẽ tìm thấy dạng thông tin này trong các tạp chí, trên các trang website hoặc bằng cuộc thăm dò của riêng bạn.

Dù bạn sử dụng phương pháp nào thì trước khi bắt cầu một cuộc đàm phán, bạn cũng phải có sẵn bảng lương dự kiến trong đầu. Nếu không có công việc tìm hiểu trước cuộc phỏng vấn như vậy, bạn sẽ không bao giờ biết được những điều khoản mà bạn sẽ được hưởng sau cuộc thương lượng. Chúc bạn có đầy đủ sự khôn ngoan để đạt thành công trong cuộc thương lượng lương sắp tới đây.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *